Muối tốt và sức khoẻ của thận
Khi làm tiết canh, ban đầu, người ta sẽ phải cho tiết hòa cùng với muối, mục đích là để tiết không đông lại. Sau đó làm nhân, rồi mới pha loãng chỗ tiet ban đầu đo ra theo tỷ lệ nhất định, thì nó mới đông lại.
Tôi dùng ví dụ đánh tiết canh để nói 1 điều: huyết cần có muối để không đông, nếu thiếu muối, huyết sẽ dễ đông đặc, gây tai biến. Ô hay, sao bác nói kì vậy, ngược lại với những gì cháu được nghe. Các bác sĩ đều khuyên cháu ăn nhạt thôi, ăn nhiều muối hại thận, hại tim mạch, huyết áp.
Trước hết, đọc lại giúp tôi về muối tốt và muối xấu. Muối có vị mặn, nhưng không phải loại nào cũng giống nhau. Muối tự nhiên làm từ nước biển, qua nhiều quá trình thanh lọc dưới năng lượng mặt trời, kết tinh thành hạt muối, làm thứ thực phẩm dưỡng sinh từ ngàn đời này. Ở nước ta, hơn 3 ngàn km bờ biển, vậy mà mỗi năm vẫn nhập hàng tỷ USD muối tinh chế. Vì sao vậy? Vì muối tinh chế là muối lấy từ các mỏ muối dưới lòng đất, chủ yếu là NaCl có vị mặn, được tinh chế qua nhiều giai đoạn. Về mặt kinh tế, thì muối tinh chế sẽ tiết kiệm và đồng đều về vị mặn, từ đó giúp các ngành thực phẩm chế biến đồ ăn nhanh chuẩn hóa được công thức. Đây là điều mà muối tự nhiên không làm được. Bởi muối tự nhiên thì vừa đắt hơn do công sức làm ra cao hơn, lại cũng vừa không đồng đều vị mặn, bởi tự nhiên thì phải luôn biến động theo thời tiết.
Tôi quan sát, các gia đình trẻ hiện này ít khi dùng muối biển, lý do bởi nó khó điều vị khi nấu ăn. Nhưng muối biển đâu chỉ phải để nấu ăn, còn đó rất nhiều công dụng hay và tốt cho sức khỏe như:
– Sát khuẩn đường tai mũi họng
– Ngâm rửa phụ khoa
– Ngâm chân tay buổi tối
– Cải thiện sức khỏe răng miệng
Ở bài này, tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của muối biển và thận. Cụ thể, trong Đông Y, thận thuộc hành Thủy, hợp với vị mặn. Ngày xưa thì không có muối tinh chế, mà chỉ có muối tự nhiên, nên các cụ nhà ta dùng nước mắm, hay ăn mặn, chẳng ảnh hưởng gì tới thận cả. Hiện nay, đi đâu cũng thấy khuyên nhau ăn nhạt, bỏ muối, mà không biết rằng, trong tất cả các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ăn nhanh, như mì gói, xúc xích, bánh mì kẹp thịt, gà rán,… đều có muối tinh chế để điều hòa hương vị. Thành ra, cơ thể thừa muối xấu mà lại thiếu muối tốt.
Bác Hùng Y