chế độ ăn thuần thực vật

Cơ sở khoa học của chế độ ăn thuần thực vật tươi sống

Mạch máu là nguồn sống của cơ thể, nó dẫn máu đi khắp cơ thể nuôi sống các bộ phận, chính vì vậy nếu mạch máu bị tắc nghẽn ở bộ phận nào thì sẽ gây bệnh tại bộ phận đó. Vì sao lại thế và làm thế nào để lọc sạch mạch máu trở lại giải phóng dần các bệnh tật thì chúng ta cùng xem ba nghiên cứu dưới đây về (I) Vai trò của dinh dưỡng thuần thực vật trong việc đảm bảo sức khoẻ cho con ngưởi. (II) Vai trò của Oxit Nitrict (NO) đối với hệ tim mạch. (III) The China Study

(I) NGHIÊN CỨU ĐOẠT GIẢI NOBEL SINH – Y HỌC NĂM 1931. VAI TRÒ CỦA THỰC PHẨM GIÀU TÍNH KIỀM TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHO SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI

I – Tác giả nghiên cứu:

Tiến sĩ Otto Heinrich Warburg là một trong những nhà sinh vật học tế bào hàng đầu của thế kỷ 20.

Ông là giám đốc của Viện Kaiser Wilhelm (nay là Max Planck Institute) về sinh lý học tế bào tại Berlin.

Ông đã khám phá ra nguyên nhân chính gây bệnh ung thư vào năm 1923 và đã nhận Giải Nobel về phát minh này năm 1931.

II – Nội dung nghiên cứu:

Trong tài liệu “Sự biến dưỡng của các khối u” (The Metabolism of Tumours) Warburg đã chỉ ra rằng tất cả các dạng ung thư được xác định bởi 2 tình trạng cơ bản là:

1. NHIỄM AXIT (cơ thể bị toan hóa)

2. THIẾU HỤT Ô XY (lack of oxygen)

Ông chỉ ra rằng nguyên nhân gốc rễ của bệnh ung thư và cả những căn bệnh khác là do có quá nhiều axit trong cơ thể. Độ pH bình thường của cơ thể là 7.365 – tức một cơ thể khỏe mạnh sẽ có môi trường kiềm, các tế bào khỏe mạnh mang TÍNH KIỀM. Nhưng khi độ pH trong cơ thể dưới mức bình thường (< 7.365) sẽ tạo nên tình trạng axit cho cơ thể và gây ra nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Warburg đã nghiên cứu sự trao đổi chất của khối u và sự hô hấp của các tế bào và phát hiện ra rằng các tế bào ung thư được duy trì và phát triển mạnh trong môi trường độ pH thấp , là khoảng pH < 6.0, do cơ thể sản xuất nhiều acid lactic và làm tăng lượng CO2. Ông khẳng định rằng có một mối quan hệ trực tiếp giữa độ pH và oxy:

* Khi pH cao tức môi trường kiềm (Alkaline) thì đồng thời nồng độ oxy trong các mô cao. Đây cũng là điều kiện để các tế bào phát triển khỏe mạnh.

* Khi pH thấp tức môi trường có tính axit (Acidic) thì đồng thời nồng độ oxy trong mô thấp là điều kiện khiến các tế bào dễ chuyển thành tế bào ung thư và khiến bệnh ung thư bùng phát nhanh chóng.

Các tế bào ung thư là những tế bào kỵ khí (tức chúng không cần oxy để phát triển). Cái chúng cần để sinh sôi nảy nở là một môi trường thiếu oxy, và điều này chỉ xuất hiện khi cơ thể bị axit hóa quá mức. Ông đã tiến hành thử nghiệm lấy đi 35% oxy của một tế bào, kết quả thu được là trong 48 giờ, tế bào đó có thể trở thành tế bào ung thư. Nếu như cơ thể ta duy trì ở môi trường kiềm, đồng nghĩa với nồng độ oxy cao thì tế bào ung thư không thể sống sót.

Nhờ vào phát hiện vô cùng quan trọng và có tính đột phá này mà Warburg được trao giải Nobel Y học năm 1931.

III – Sự khởi đầu của ung thư và cách ngăn ngừa hiệu quả nhất.

Dựa vào nghiên cứu đạt giải Nobel của Tiến sĩ Warburg, bác Sĩ William Howard Hay đã tìm hiểu và phát hiện rằng những thực phẩm khi vào cơ thể, qua quá trình tiêu hóa sẽ tạo nên môi trường pH nhất định cho cơ thể. Có những loại thực phẩm tạo môi trường axit, và có loại thực phẩm khác tạo môi trường kiềm cho cơ thể.

Cơ thể con người ở trạng thái khỏe mạnh thì có tính kiềm. Vì vậy việc bổ sung thực phẩm có tính axit sẽ khiến cho môi trường cơ thể mất cân bằng. Nếu máu phát triển trong điều kiện axit, thì các chất thải từ lượng axit dư thừa sẽ đi khắp cơ thể, đây là một quá trình nguy hại. Quá trình này khiến cho cơ thể giảm dần sức khỏe, hệ miễn dịch cũng suy yếu. Như vậy cơ thể sẽ dễ nhiễm bệnh. Nếu quá trình này vẫn tiếp tục xảy ra từ năm này qua năm khác khiến cơ thể liên tục gia tăng nồng độ axit và các tế bào bắt đầu chết đi, các tế bào khác nếu còn sống sẽ trở thành bất thường, chúng được gọi là tế bào ác tính. Các tế bào ác tính không tuân theo mệnh lệnh của não mà sẽ tự do phân chia và dần mất kiểm soát. Đây chính là sự khởi đầu của ung thư.

Tất cả các bệnh đều gây ra bởi chế độ “tự ngộ độc” (auto-toxification) do sự tích tụ axit trong cơ thể, khiến cơ thể thiếu hụt oxy. Hiện nay, chúng ta quá chú trọng vào nhóm thực phẩm mang tính axit mà quên đi việc bổ sung các thực phẩm nhóm kiềm, điều này quả thực có mối liên hệ rất lớn với tình trạng bệnh tật hiện nay của con người.

Và sự thật là chúng ta có thể chữa lành các loại bệnh tật bằng cách khôi phục lại môi trường kiềm, giàu oxy cho cơ thể. Việc khôi phục lại sức khỏe này có thể thực hiện được thông qua chế độ dinh dưỡng thích hợp với những món giàu tính kiềm. Việc này giúp ngăn việc sản sinh acid, đồng thời giúp cơ thể giải độc lượng acid tồn đọng. Như vậy, cơ thể sẽ có đủ điều kiện để hồi phục sức khỏe.

IV – Chế độ dinh dưỡng nào là hợp lý?

Bimemo đã xây dựng nên chế độ dinh dưỡng đáp ứng 2 tiêu chí:

1. Thực phẩm có tính kiềm.

2. Thực phẩm giàu oxi tươi.

Nhóm thực phẩm đáp ứng được 2 tiêu chí trên chính là các loại rau, củ, quả tươi sống. Tính kiềm của thực phẩm được nêu rõ trong bảng sau:

Theo bảng đánh giá tính axit – kiềm của các loại thực phẩm thông dụng, ta dễ dàng nhận thấy phần lớn các món rau, củ, quả là những món có tính kiềm, rất tốt cho sức khỏe. Còn các loại thịt đỏ, hải sản, trứng, sữa phần lớn là những món có tính axit. Thói quen dinh dưỡng hiện nay trong các gia đình Việt Nam dường như chú trọng quá nhiều đến nhóm thực phẩm axit và không bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm có tính kiềm, khiến cho cơ thể trở nên axit hóa và dễ bị mắc bệnh.

Như vậy phương pháp dinh dưỡng Bimemo là phương pháp hữu ích để cải thiện độ kiềm của cơ thể, phòng và chống được nhiều nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra việc ưu tiên các loại rau, quả tươi sống cũng giúp đảm bảo được lượng oxy tươi sẵn có trong chúng, khi ăn vào sẽ giúp cơ thể tăng cường được lượng oxy, cũng là điều kiện giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

(II) NGHIÊN CỨU ĐOẠT GIẢI NOBEL Y HỌC NĂM 1998– VAI TRÒ CỦA NO ĐỐI VỚI HỆ TIM MẠCH – RAU, CỦ, QUẢ TƯƠI PHỐI HỢP VỚI VIỆC VẬN ĐỘNG HỢP LÝ GIÚP SẢN SINH NO, ĐẨY MẠNH CƠ CHẾ BẮC CẦU TỰ NHIÊN Ở NHỮNG NGƯỜI BỊ TẮC NGHẼN ĐỘNG MẠCH, ĐỒNG THỜI GIÚP ĐẨY LÙI CÁC MẢNG XƠ VỮA TÍCH TỤ, GIẢM THIỂU.

I – Tác giả nghiên cứu:

Giáo sư Louis J. Ignarro có nhiều nghiên cứu nhận được nhiều giải thưởng giá trị như:

– Giải Roussel UCLAF (1994)

– Giải CIBA (1995)

– Giải nghiên cứu cơ bản của Hội Tim mạch Hoa Kỳ (1998) cho những đóng góp nổi bật đối với sự tiến bộ của khoa học chuyên ngành tim mạch.

Ông đồng thời cũng là sáng lập viên – Chủ tịch Hội NO năm 1996; sáng lập viên và tổng biên tập của Tạp chí Khoa học mới: Sinh và Hóa NO ấn bản năm 1996, đồng thời cũng là thành viên của nhiều hiệp hội lớn trên thế giới hiện nay.

Tháng 10 năm 1998 tại Thụy Điển, Giáo sư Louis J. Ignarro cùng các cộng sự F.Furchgott, Ferid Murad được trao giải thưởng Nobel Y học cho đề tài “Khám phá vai trò của NO như một phân tử tín hiệu nổi bật trong hệ Tim mạch”.

Từ đó, các nghiên cứu về NO đã được ứng dụng rộng rãi và được xem là bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực y học, mở ra nhiều phương pháp điều trị các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp hiệu quả, nâng cao chất lượng đời sống và giảm thiểu tử vong cho bệnh nhân.

II. Nội dung nghiên cứu: II. Nội dung nghiên cứu:

1. Vai trò của Oxit nitric (NO):

Vai trò của Oxit nitric (NO) đối với mạch máu

NO giúp kiểm soát sự lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa.

Oxit nitric (NO) là một phân tử hiện diện trong hệ thống tim mạch và thần kinh của cơ thể. Với vai trò làm giãn nở các mạch máu, NO giúp kiểm soát sự lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể. Hệ thống mạch máu của chúng ta co giãn và vận chuyển được máu đi trong mạch là nhờ mô cơ trơn mạch máu.

Điều gì sẽ xảy ra nếu mô cơ trơn này không có khả năng co thắt và giãn nở? Máu sẽ lưu thông kém, ứ trệ gây nguy cơ hình thành huyết khối. Đồng thời, nếu thành mạch máu bị tổn hại do khối xơ vữa đã tích lũy trong thành động mạch sẽ làm ngăn chặn hoặc giảm sự lưu thông của máu. Khi các khối xơ vữa trở nên lớn, chúng có thể bị nứt, vỡ và di chuyển trong lòng động mạch, cơ thể phản ứng lại bằng cách làm máu vón cục lại (tạo các tiểu huyết khối), khi tiểu huyết khối hình thành trong lòng mạch máu kết quả là làm tắc nghẽn mạch máu, ngăn dòng máu lưu thông đến tim và não, đó là một trong các nguyên nhân gây nên cơn đau tim hay đột quỵ.

Với tác dụng làm giãn nở các mạch máu và giữ cho máu bơm đều đặn thông qua hệ thống tuần hoàn, NO giúp bảo vệ các mô trơn của mạch máu khỏi sự co thắt có hại, điều hòa sự tái hấp thu nước của cơ thể, giúp duy trì và ổn định huyết áp. Đồng thời, khi hệ thống mạch máu được tăng cường, NO có thể làm giảm khối xơ vữa và tiểu huyết khối, ngăn chặn các khối máu vón cục thiết lập, làm tăng cường lưu thông máu tự do khắp cơ thể.

Khi lượng NO của cơ thể thiếu sẽ khiến lượng máu lưu thông trong cơ thể giảm, đồng thời là cơ hội cho các mảng xơ vữa và tiểu huyết khối dễ bong ra và di chuyển trong lòng mạch gây bít tắc lòng mạch.

NO thúc đẩy cơ chế bắc cầu tự nhiên, tân tạo mạch máu khi có sự tắc nghẽn: Đối với những trường hợp mạch máu bị tắc nghẽn do các mảng xơ vữa. Nếu chúng ta biết cách tăng cường sản sinh NO ở các tế bào nội mạc, thì khi lượng NO tăng cao sẽ kích thích một cơ chế kỳ diệu của con người, đó chính là cơ chế bắc cầu tự nhiên. Cơ chế bắc cầu tự nhiên là cơ chế tân tạo mạch máu mới thay thế cho điểm tắc nghẽn hiện có, giúp cho việc lưu thông máu vẫn được đảm bảo. Đồng thời việc tăng cường NO cũng sẽ giúp cải thiện dần tình trạng tắc nghẽn mạch.

NO khắc chế và đẩy lùi biến chứng và diễn tiến bệnh tiểu đường.Với bệnh tiểu đường, biến chứng nguy hiểm của tiểu đường có nguyên nhân chính là lượng đường trong máu cao. Khi đường trong máu cao sẽ tác động đến mạch máu dẫn đến biến chứng tại các cơ quan được mạch máu đó nuôi dưỡng. Nếu mạch máu đó khắc chế được sự tổn thương thì sẽ khắc chế được diễn tiến của biến chứng. Và tác nhân có thể khắc chế tiến trình phát triển và biến chứng của bệnh tiểu đường bằng con đường này chính là NO. Tiến sĩ Ignarro khẳng định rằng NO còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh võng mạc ở bệnh nhân tiểu đường. Và theo tiến sĩ thì không chỉ tiểu đường, NO còn có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.

2. Bổ sung NO cho cơ thể bằng cách nào?

Trong cơ thể người NO được sản sinh chủ yếu từ các tế bào màng trong của mạch máu, một phần ở các tế bào thần kinh trong não, phổi và các tế bào bạch cầu.

Vấn đề là làm sao để chúng ta có thể kiểm soát được quá trình sản sinh ra NO đầy đủ và hiệu quả nhất cho các nhu cầu của cơ thể và để tạo cho mình một cơ chế phòng vệ hữu hiệu trước sự tấn công không mệt mỏi của các yếu tố có hại trong cuộc sống?

Thực ra, bạn có thể tăng cường việc sản sinh NO trong cơ thể thông qua:

a. Chế độ dinh dưỡng:

Chính các loại thực phẩm chúng ta sử dụng sẽ quyết định sức khỏe của mình. Bạn có thể thúc đẩy quá trình sản sinh NO bằng các loại thực phẩm như:

– Hạnh nhân.

– Oliu

– Yến mạch, lạc, vừng, các hạt họ đậu nhất là đậu nành.

– Khoai sọ.

– Các loại rau xanh (cải, xà lách, súp lơ…)

– Củ cải đường.

– Dưa hấu

– Hạt óc chó

– Nho tím

– Lựu

– …

Các loại thực phẩm này chứa nhiều Arginine – một trong những acid amin thiết yếu và căn bản. Dẫn xuất của nó là L–arginine là chất mẹ sản sinh ra NO. Chất L–arginine có tác dụng kích thích sản xuất hormon tăng trưởng và tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Các loại thực phẩm có hàm lượng L–arginine đầy đủ sẽ làm tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch một cách rõ rệt cũng như ngăn chặn các biến chứng mạch máu do vấn đề đường huyết gây ra.

Bên cạnh đó các loại trái cây, rau, củ, quả, hạt này còn cung cấp nhiều loại vitamin, dưỡng chất có ích khác:

– Vitamin C: giúp thành mạch máu vững chắc, đặc biệt với mạch máu nuôi tim, giúp hạn chế tăng huyết áp, chống tạo cục máu đông để giảm thuyên tắc mạch.

– Vitamin E: tác dụng trên tim mạch bằng cách giảm bớt sự kết tụ của cholesterol xấu ở lòng mạch máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch kể cả nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não.

– Acid folic: có thể làm giảm nồng độ Homoafsteine máu – một yếu tố nguy cơ độc lập và nguy hiểm của các bệnh lý tim mạch, nhất là xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

– Acid alpha lipoic (ALA): ngoài việc tạo thuận lợi cho sự trao đổi glucose và điều trị các biến chứng viêm dây – rễ thần kinh của bệnh đái tháo đường, nó còn làm giảm các chỉ số huyết áp, bảo vệ não khỏi các tổn thương liên quan đến đột quỵ, cải thiện chức năng của hệ thống mạch máu. ALA cũng làm tăng lượng NO, cải thiện tính ổn định và kéo dài hoạt động của NO.

Ngoài ra chúng ta cần phải ngưng sử dụng các loại thực phẩm gây ra các tác động xấu đến quá trình sản sinh NO nội sinh như thức ăn chứa chất béo bão hòa, các thực phẩm có nhiều cholesterol xấu và transfat… Những chất béo đó có nhiều trong mỡ động vật, bơ và các loại dầu tinh luyện.

Như vậy việc sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật ngoài việc giúp tăng cường sức khỏe hệ tim mạch thì còn có nhiều lợi ích khác đối với cơ thể. Thói quen dinh dưỡng nhiều dầu mỡ cũng cần được loại bỏ để cơ thể khỏe mạnh

b. Chế độ vận động:

Việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp lượng máu lưu thông mạnh, kích thích nội mạc tạo ra NO và tăng cường việc tổ hợp ra các loại enzyme có thể chuyển đổi arginine thành L – arginine để dễ dàng sản sinh NO.

Với người bị tiểu đường, việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp:

– Giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ thể.

– Tăng tác dụng của insulin. Khi tập thể dục đều đặn, liều tiêm insulin cần thiết có thể giảm.

– Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ làm giảm cholesterol xấu (LDL), và tăng cholesterol tốt (HDL).

– Cải thiện được huyết áp khi huyết áp cao ở mức nhẹ và trung bình.

– Làm tăng hiệu quả của tim, phổi, và hệ thống tuần hoàn cả khi nghỉ cũng như khi làm việc. Cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể.

– Duy trì và tăng cường sự linh hoạt của khớp: giúp bạn dẻo dai và giữ thăng bằng tốt.

– Kiểm soát trọng lượng cơ thể: giúp đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ ở tế bào mỡ), từ đó giúp giảm cân hoặc duy trì trọng lượng của cơ thể.

– Giúp chế ngự căng thẳng (stress) trong sinh hoạt hằng ngày. Qua tập thể dục bạn có nhiều năng lượng hơn, thư giãn hơn và sẽ cảm thấy ít mệt hơn.

– Các nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, việc luyện tập thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường.

(III) THE CHINA STUDY CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG THỰC DƯỠNG DỰA VÀO THỰC VẬT LÀ DINH DƯỠNG TỐI ƯU CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH, TIỂU ĐƯỜNG, HUYẾT ÁP VÀ CÁC BỆNH MÃN TÍNH KHÁC

Giáo sư T. Colin Cambell

The China Study là công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng thế giới do Đại học Cornell, Đại học Harvard và Bộ Y tế Trung Quốc cùng thực hiện do Giáo sư T. Colin Cambell đứng đầu. The China Study nghiên cứu về sự liên quan của dinh dưỡng và các bệnh mãn tính có quy mô lớn nhất và có giá trị nhất trong lịch sử loài người cho đến nay. Sau khi công bố kết quả nghiên cứu, Giáo sư đã cho xuất bản quyển sách có tên “The China Study” năm 2003 và được độc giả toàn hành tinh đón nhận nhiệt tình.

Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu mối liên hệ giữa thói quen ăn uống hàng ngày và các bệnh mãn tính. Đây là công trình nghiên cứu thực hiện trong 20 năm (1983-2003). Dân số tham gia hơn 20000 người lấy từ Mỹ và 65 quận ở Trung Quốc.

Thiết kế nghiên cứu: dân số được chia làm 02 nhóm tương đồng về tuổi, giới tính, chủng tộc.

– Nhóm A: Ăn chế độ ăn công nghiệp, nhiều đạm động vật, dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống đóng chai, thức ăn đóng hộp, ít ăn rau củ quả.

– Nhóm B: Ăn chế độ ăn của người dân vùng nông thông Trung Quốc: ăn nhiều rau, củ, quả tươi, ít đạm động vật, ít chiên xào, ít dầu mỡ, không ăn các sản phẩn tinh chế, đóng hộp…

Nghiên cứu này đã tiến hành thu thập số liệu về các chỉ số tuổi tác, giới tính, mỡ máu, các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, ung thư, thoái hóa tế bào não (Alzheimer’s), suy thận mãn, sỏi thận, loãng xương, đục thủy tinh thể,… sau đó làm so sánh đối chứng giữa 02 nhóm.

Kết quả của The China Study xin được tóm lược ở 03 điểm then chốt như sau:

1. Có sự liên quan rõ rệt giữa các bệnh mãn tính và chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể nhóm A bị mắc rất nhiều các bệnh mãn tính kể trên, gấp nhiều lần so với nhóm B.

2. Có sự liên quan thuận giữa chỉ số cholesterol trong máu và tỉ lệ các bệnh mãn tính. Nói cách khác những người có chỉ số cholesterol trong máu càng cao càng có nhiều nguy cơ bị các bệnh mãn tính kể trên.

3. Có sự liên quan rõ rệt giữa chỉ số cholesterol trong máu và chế độ ăn hàng ngày. Nhóm A có chỉ số cholesterol trong máu trung bình cao gấp 2,5 lần so với nhóm B.

Cũng trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra rằng những bệnh nhân đang bị các bệnh mãn tính, khi chuyển qua chế độ ăn của nhóm B thì sau một thời gian ngắn các bệnh mãn tính này đều có xu hướng thuyên giảm và tự chữa lành sau 3 tháng đến 01 năm.

– Đối với bệnh nhân tiểu đường, đường huyết về mức bình thường chỉ sau 2-3 ngày áp dụng chế độ ăn hợp lý.

– Chỉ số cholesterol trong máu cũng về mức lý tưởng chỉ một thời gian ngắn sau khi người bệnh áp dụng chế độ ăn này.

Nghiên cứu The China Study cũng tiến hành so sánh thành phần dinh dưỡng giữa thực phẩm từ thực vật và thực phẩm từ động vật trên mỗi 500 calories năng lượng. Kết quả đánh giá được nêu trong bảng sau:

BẢNG SO SÁNH THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG GIỮA THỰC PHẨM THỰC VẬT & ĐỘNG VẬT TRÊN MỖI 500 CALORIES NĂNG LƯỢNG

Bảng so sánh thành phần dinh dưỡng giữa thực phẩm thực vật và đông vật trên mỗi 500 calories năng lượng

Ghi chú: Thực vật nghiên cứu gồm: cà chua, cải bó xôi, đậu lima, đậu hà lan, khoai tây. Động vật nghiên cứu gồm: thịt bò, thịt gà và sữa nguyên chất.

Qua bảng trên có thể thấy, thức ăn thực vật có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, đồng thời giàu chất xơ và khoáng chất hơn hẳn thức ăn làm từ động vật. Và rõ ràng là thực phẩm động vật hoàn toàn không có chất xơ, chứa nhiều cholesterol và chất béo. Tuy thức ăn từ động vật có hàm lượng vitamin B12 và vitamin D cao hơn nhưng phần lớn đó là những chất nhân tạo được bổ sung trong sữa.

Cũng có một số trường hợp ngoại lệ: một số loại hạt có nhiều chất béo và protein (như đậu phộng, hạt mè…) trong khi một số loại thực phẩm từ động vật lại chứa ít chất béo, thường do chúng được chế biến hay tách béo bằng phương pháp nhân tạo (như sữa gầy, sữa tách béo). Nhưng các chất béo và protein trong các loại hạt lại tốt cho sức khỏe hơn. Bên cạnh đó, thức ăn từ thực vật cũng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Bảng đánh giá tính axit – kiềm của các loại thực phẩm

Điều đó đồng nghĩa với việc thức ăn từ thực vật có nhiều điểm ưu việt và nổi trội hơn hẳn thức ăn từ động vật. Và nếu bạn theo đuổi phương pháp dinh dưỡng dựa trên nghiên cứu The China Study, bạn sẽ nhận được nhiều giá trị sức khỏe quý báu như:

1. Sống thọ hơn.

2. Luôn cảm thấy trẻ trung hơn.

3. Luôn tràn đầy năng lượng.

4. Giảm cân.

5. Giảm cholesterol trong máu.

6. Ngăn chặn và cải thiện tình trạng bệnh tim mạch.

7. Giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và các loại ung thư khác.

8. Giúp mắt vẫn sáng rõ dù bạn đã lớn tuổi.

9. Ngăn ngừa và đẩy lùi tiểu đường.

10. Tránh được nhiều cuộc phẫu thuật.

11. Không cần dùng thuốc.

12. Giúp xương chắc khỏe.

13. Phòng tránh liệt dương.

14. Tránh được đột quỵ.

15. Ngăn ngừa sỏi thận.

16. Ngăn ngừa tiểu đường type 1 ở trẻ em.

17. Giảm táo bón.

18. Giảm chứng tăng huyết áp.

19. Phòng tránh bệnh Alzheimer.

20. Đánh bại các chứng viêm khớp.

Đây chỉ là một số ít trong rất nhiều những lợi ích sức khỏe mà bạn có thể đạt được. Bạn sẽ chi trả bao nhiêu tiền để nhận được những giá trị quý báu này? Câu trả lời là chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống của mình mà thôi!

Phương pháp thực dưỡng Bimemo đã vận dụng những kết quả thu được từ nghiên cứu The China Study để tổng hợp nên một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho những người bị tiểu đường, huyết áp, tim mạch, mỡ máu, béo phì… và thực sự đã đem lại hiệu quả rất lớn trong việc cải thiện sức khỏe của họ.

GIẢI QUYẾT CÁC BỆNH ĐỘNG MẠCH THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP DINH DƯỠNG DỰA VÀO THỰC VẬT

Bác sĩ Caldwell Esselstyn

“Nghiên cứu này được thực hiện bới Bác sĩ Caldwell Esselstyn – Người đã từng điều trị và phẫu thuật tim cho Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton. Sau đó, Esselstyn đã khuyến nghị Clinton đi theo chế độ ăn dựa vào thực vật 100%, giúp Bill Clinton nhanh chóng hồi phục sức khỏe, trở nên ổn định và chấm dứt hoàn toàn nguy cơ tái phát bệnh tim sau phẫu thuật.”

Tại các khu vực dân cư phát triển, con người rất dễ dàng tiếp cận với chế độ ăn nhiều chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật tinh luyện) và đấy cũng chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Ở những khu vực nghèo khó hơn thì người dân sử dụng thực phẩm chủ yếu từ thực vật và sức khỏe của họ lại tốt hơn – nhất là với vấn đề tim mạch.

Tại các khu vực dân cư phát triển, con người rất dễ dàng tiếp cận với chế độ ăn nhiều chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật tinh luyện) và đấy cũng chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Ở những khu vực nghèo khó hơn thì người dân sử dụng thực phẩm chủ yếu từ thực vật và sức khỏe của họ lại tốt hơn – nhất là với vấn đề tim mạch.

Theo dữ liệu Nghiên cứu các yếu tố bệnh lý của chứng xơ vữa động mạch ở người trẻ tuổi (PDAY study) tại Mỹ, kết quả siêu âm nội động mạch đã cho thấy nhóm người “bình thường” cũng có các mảng xơ vữa phân tán trong động mạch nhưng chưa đến mức làm biến dạng thành mạch nên các kết quả chụp chiếu không phát hiện ra điều này. Dữ liệu này cũng chứng minh rằng tất cả những bệnh nhân mắc chứng thiếu máu tim cục bộ đều liên quan đến mạch vành ba nhánh.

Để điều trị bệnh mạch vành, y học hiện đại có 3 phương pháp chính:

1. Điều trị nội khoa (dùng thuốc):

– Uống thuốc để điều hòa huyết áp nếu bị tăng huyết áp.

– Uống thuốc để điều hòa đường huyết, đặc biệt ở những bệnh nhân bị đái tháo đường

– Uống thuốc để giảm lipid máu nếu nồng độ chất này trong máu cao. Những loại thuốc này giúp làm giảm LDL và tăng HDL.

2. Điều trị can thiệp động mạch vành (nong rộng lòng động mạch, đặt khung giá đỡ trong lòng động mạch vành.

3. Điều trị phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: áp dụng cho những trường hợp tắc nghẽn nhiều, có nguy cơ hoại tử cơ tim, nhồi máu cơ tim và tử vong.

Nhiều bệnh nhân được điều trị bằng 3 phương pháp này mà không có sự cải thiện về lối sống thì sau điều trị thường có sức khỏe yếu, có nguy cơ tái phát, tăng nặng triệu chứng hoặc tử vong.

Tuy nhiên, với những vùng dân cư có văn hóa ăn uống dựa trên thực vật (như khu vực Tarahumara Indians của Bắc Mexico, vùng cao nguyên New Guinea, khu vực nông thôn Trung Quốc…) thì lại không hề có một trường hợp nào mắc các chứng động mạch vành.

Như vậy dữ liệu từ các nghiên cứu về dinh dưỡng trong việc loại bỏ nguy cơ và khắc phục bệnh tim mạch lại cho được những kết quả rất hấp dẫn. Đã có nhiều nghiên cứu về chế độ ăn dựa vào thực vật và hạn chế hoàn toàn chất béo động vật và dầu thực vật tinh luyện nhằm đẩy lùi bệnh tim mạch. Về bản chất, đây là một cuộc chiến trực diện và kéo dài đối với các nguy cơ gây bệnh. Các nghiên cứu này đã được tiến hành bởi Ủy ban gồm các chuyên gia không chịu sự ảnh hưởng và chi phối của các ngành công nghiệp, do đó đảm bảo đây là một cơ sở khoa học minh bạch, được sử dụng như là một khuyến cáo về chế độ ăn uống cho mọi người.

Dr Esselstyn đã tiến hành cho 18 bệnh nhân bị bệnh mạch vành ba nhánh (đã từng phẫu thuật nong mạch vành nhưng không đạt kết quả) ăn chế độ dựa trên thực vật trong vòng 12 năm. Trong 5 năm thực hiện chế độ ăn, các bệnh nhân được chụp X-quang động mạch lặp đi lặp lại và so sánh với kết quả trước đó và tiến hành phân tích tỉ lệ hẹp động mạch cho thấy không có sự tăng nặng bệnh đồng thời 70% trường hợp bệnh có dấu hiệu hồi phục.

Kết quả sau 12 năm, tất cả bệnh nhân đều duy trì mức cholesterol trong mau dưới 150mg/dl và không có bất kì biến cố tái phát bệnh nào. Trong đó có một trường hợp đặc biệt như sau:

Tầm tháng 9 & 10 năm 1996: một vị bác sĩ 44 tuổi cảm thấy khó chịu ở ngực, nhưng khi đo điện tâm đồ, siêu âm tim gắng sức hay xạ hình tưới máu cơ tim đều không tìm ra nguyên nhân. Ông vẫn theo chế độ ăn truyền thống của Mỹ, có chỉ số tổng cholesterol là 156mg/dl và LDL là 97mg/dl. Ông có thể trạng gầy, không bị tiểu đường, huyết áp bình thường, không hút thuốc, không có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch. Chỉ số lipoprotein và mức homocysteine bình thường.

Ngày 18/11/1996: sau khi ông tiến hành xong 1 ca phẫu thuật thì bắt đầu có dấu hiệu đau cánh tay trái, khắp ngực và hàm. Ông lập tức được tiến hành thông động mạch vành và thấy các mạch đều bình thường, duy chỉ có động mạch vành trái – phần động mạch liên thất trước đoạn xa bị tắc. Qua kiểm tra enzyme đã xác định đây là một ca nhồi máu cơ tim.

Bác sĩ này đã biết về nghiên cứu của Esselstyn nên đã liên hệ với Esselstyn để thực hiện việc chữa trị thông qua liệu pháp dinh dưỡng thực vật. Sau 32 tháng thực hiện chế độ ăn này và không sử dụng thuốc hạ cholesterol, ông đã duy trì được mức Cholesterol tổng là 89mg/dl và mức LDL là 38mg/dl. Ảnh chụp mạch máu sau 32 tháng (Ảnh 1) cho thấy bệnh mạch vành của ông đã được khắc phục.

(A) trước khi thực hiện chế độ ăn thực vật; (B) sau 32 tháng thực hiện chế độ ăn thực vật.

Sự phục hồi đáng kể của động mạch vành trái – phần động mạch liên thất trước đoạn xa sau 32 tháng thực hiện chế độ ăn thực vật và KHÔNG dùng thuốc hạ cholesterol.

Nghiên cứu này tuy hạn chế về số lượng người tham gia, nhưng lại thuận lợi trong việc kiểm tra chế độ ăn của họ, đồng thời theo dõi được tiến trình phục hồi của họ trong suốt 12 năm bằng phương pháp chụp X-quang. Kết quả cho thấy có 75% bệnh nhân giảm và ổn định được mỡ máu, giảm được triệu chứng bệnh, cũng như cải thiện tình trạng tắc nghẽn động mạch vành một cách tích cực. Ảnh 1, 2, 3, 4 đã cho thấy sự cải thiện của động mạch vành sau thời gian thực hiện chế độ ăn thực vật.

(trái) trước khi thực hiện chế độ ăn thực vật; (phải) sau 60 tháng thực hiện chế độ ăn thực vật cho thấy sự phục hồi 10% của động mạch vành trái – phần động mạch liên thất trước đoạn gần sau 60 tháng thực hiện chế độ ăn thực vật phối hợp với thuốc hạ cholesterol.

(trái) trước khi thực hiện chế độ ăn thực vật; (phải) sau 60 tháng thực hiện chế độ ăn thực vật cho thấy sự phục hồi 20% của động mạch vành trái nhánh mũ sau 60 tháng thực hiện chế độ ăn thực vật phối hợp với thuốc hạ cholesterol.

(trái) trước khi thực hiện chế độ ăn thực vật; (phải) sau 60 tháng thực hiện chế độ ăn thực vật cho thấy sự phục hồi 30% của động mạch vành phải sau 60 tháng thực hiện chế độ ăn thực vật phối hợp với thuốc hạ cholesterol.

Như vậy, việc điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật các chứng bệnh tim mạch hiện nay có thể giải quyết tức thời hiện trạng bệnh, tuy nhiên lại không có sự đảm bảo nào cho việc ngăn chặn sự tái phát và tăng nặng của bệnh. Do đó Esselstyn đã khuyến nghị chế độ ăn dựa vào thực vật như là một phương pháp lâu dài và bền vững để khắc phục, cải thiện tình trạng bệnh, cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát và tăng nặng của bệnh tim mạch.

Như vậy chế độ dinh dưỡng dựa vào thực vật (raw vegan) là một bước đột phá trong việc điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch, mỡ máu… Điển hình như trường hợp của Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, ông đã từng trải qua 3 lần phẫu thuật lớn (2 cuộc phẫu thuật tim – trong đó có 1 cuộc phẫu thuật bắc 4 cầu động mạch vành – và một lần phẫu thuật hút dịch màng phổi). Sau mỗi đợt phẫu thuật xong, sức khỏe của ông giảm sút rất nhiều. Nhưng được một thời gian thì bệnh của ông lại có diễn tiến tăng nặng và dẫn đến những cuộc phẫu thuật tiếp theo. Chính bác sĩ Caldwell Esselstyn là người đã định hướng cho Bill Clinton theo chế độ dinh dưỡng dựa vào thực vật. Sau khi Bill Clinton thực hiện nghiêm túc chế độ này thì sức khỏe của ông hồi phục nhanh chóng hơn, các triệu chứng bệnh tim mạch không còn tái phát và từ đó đến nay ông không còn phải bước lên bàn mổ thêm một lần nào nữa!

Nghiên cứu thực nghiệm của bác sĩ Esselstyn chính là một bằng chứng thực nghiệm rõ nét, minh chứng cho tính hiệu quả của chế độ dinh dưỡng mà Bimemo xây dựng trong thời gian qua.

Từ những nghiên cứu trên và rất nhiều nghiên cứu khác nữa đã cho thấy điểm tối ưu của phương pháp dinh dưỡng và vận động mà Bimemo đang áp dụng. Phương pháp dinh dưỡng này chính là giải pháp bền vững nhất giúp phòng – chống không chỉ tiểu đường mà còn các căn bệnh mãn tính khác do yếu tố lối sống, dinh dưỡng gây ra. Nó không chỉ hữu hiệu trong việc đảm bảo sức khỏe, mà còn hữu ích cho công cuộc chăm sóc sắc đẹp, vóc dáng cho mọi người.

Chế độ dinh dưỡng thuần thực vật (ăn thô) đã và đang là xu hướng của xã hội phát triển. Khi mà sự bùng phát của các căn bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp,… cũng như các bệnh như Alzheimer, Parkinson đang dần dần phá hủy niềm vui sống của các gia đình. Hiện nay, số lượng người theo đuổi chế độ ăn này đang ngày càng gia tăng trên thế giới, hình thành nên một phong cách sống mới trong cộng đồng, một phong cách sống “xanh – sạch – khỏe”.

Nguồn: Bimemo